Hỏi đáp

Đặt câu hỏi

Việt Nam cam kết mở cửa thị trường dịch vụ như thế nào trong Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN?

28 tháng 11. 2016 0 Lượt xem

Các Gói cam kết mở cửa thị trường dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS) của AEC được thực hiện trên nguyên tắc Gói sau có mức độ cam kết cao hơn Gói trước nhằm tiến đến thực hiện các mục tiêu về tự do hóa dịch vụ đặt ra trong AEC.
Đối với Việt Nam, trong 9 Gói cam kết cam kết về dịch vụ của AFTA, các Gói cam kết 1-7 của Việt Nam có mức độ mở cửa dịch vụ chỉ thấp hơn hoặc bằng so với mức độ mở cửa dịch vụ của Việt Nam trong WTO. Nhưng bắt đầu từ Gói thứ 8 trở đi, một số cam kết của Việt Nam trong một số phân ngành đã bắt đầu cao hơn mức độ mở cửa trong WTO và bổ sung thêm cam kết cho một số phân ngành mới.

Một số cam kết dịch vụ của Việt Nam trong Gói cam kết thứ 9 của AFAS cao hơn cam kết trong WTO[1]
 

  1.  
Lĩnh vực Cam kết trong Gói 9 AFAS cao hơn WTO
  1.  
Dịch vụ Bất động sản
  • Dịch vụ quản lý bất động sản trên cơ sở một khoản phí hoặc hợp đồng: Việt Nam mở cửa cả 3 Phương thức dịch vụ (trong WTO không có cam kết)
  1.  
Dịch vụ nghiên cứu vàphát triển
  • Dịch vụ nghiên cứu và phát triển khoa học xã hội và nhân văn và Dịch vụ nghiên cứu và phát triển liên ngành: mở cửa cho phép tỷ lệ góp vốn của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thuộc ASEAN lên tới 70% trong liên doanh (trong WTO không có cam kết)
  1.  
Dịch vụ Bất động sản
  • Dịch vụ quản lý bất động sản trên cơ sở một khoản phí hoặc hợp đồng: Việt Nam mở cửa cả 3 Phương thức dịch vụ (trong WTO không có cam kết)
  1.  
Y tế
  • Các dịch vụ bệnh viện, nha khoa và khám bệnh: Mở cửa hoàn toàn cả 3 phương thức cung cấp dịch vụ (trong WTO vẫn có yêu cầu về vốn đầu tư tối thiểu để thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ)
  • Các dịch vụ y tá, vật lý trị liệu và cứu trợ y tế: chưa cam kết trong WTO, trong Gói 9 Việt Nam cam kết mở cửa hoàn toàn ở 3 phương thức cung cấp dịch vụ
  1.  
Viễn thông
  • Dịch vụ Giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng (trừ dịch vụ tiếp cận internet): cho phép vốn góp của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trong liên doanh lên tới 70% (thay vì 65% như trong WTO)
  1.  
Du lịch
  • Dịch vụ công viên vui chơi giải trí (theme park): trong WTO Việt Nam không có cam kết gì đối với dịch vụ này. Trong Gói 9 của AFAS, Việt Nam cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên doanh để cung cấp dịch vụ này nhưng phần vốn góp không được vượt quá 70% vốn điều lệ của công ty, đồng thời Việt Nam vẫn giữ quyền phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực này.
  1.  
Vận tải
  • Vận tải đường sắt: Trong WTO đối với dịch vụ này Việt Nam vẫn còn tương đối nhiều hạn chế đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Trong Gói 9 của AFAS Việt Nam mở cửa hoàn toàn cả 3 Phương thức dịch vụ đối với Vận tải đường sắt hàng hóa, còn đối với Vận tải đường sắt hành khách thì chỉ duy trì hạn chế đối với Phương thức 3, theo đó yêu cầu tỷ lệ góp vốn trong liên doanh không vượt quá 51% (so với 49% trong WTO)
  • Vận tải đường biển: Mở cửa thêm Phương thức 1 đối với cả vận tải đường biển hàng hóa và hành khách so với WTO. Còn đối với Phương thức 3, mở cửa hơn so với WTO ở hình thức vận tải đường biển hàng hóa khi cho phép vốn góp của nước ngoài trong các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam lên tới 70% (so với 49% trong WTO)
  • Vận tải đường bộ hàng hóa: Mở cửa thêm Phương thức 1 so với WTO và cho phép vốn góp của nước ngoài trong liên doanh lên tới 70% (so với 49% trong WTO)
  • Các dịch vụ hỗ trợ, bảo trì, sửa chữa thiết bị vận tải: Gói cam kết 9 của AFAS có cam kết mở cửa bổ sung thêm một số dịch vụ này (trong WTO không có cam kết)
 
[1] Đây chỉ là ví dụ một số ngành dịch vụ có cam kết trong Gói 9 của AFAS cao hơn so với WTO, ngoài các ngành được nêu thì trong Gói 9 còn có các ngành khác cũng có cam kết cao hơn WTO

Chia sẻ bài viết qua mạng xã hội: