Điểm tin

Các ngân hàng ASEAN dẫn đầu tăng trưởng đầu tư cho số hóa hoạt động thanh toán

21 tháng 03. 2018

Các ngân hàng ở Singapore dẫn đầu khu vực với hơn 50% ngân hàng cam kết tăng đầu tư trên 5%.

Khu vực này trước mắt cam kết số hóa hệ thống ngân hàng của mình so với các định chế tài chính ở Châu Âu (tỷ lệ 48%) và châu Mỹ (47%).Theo báo cáo của ACI Worldwide, 6 trong 10 (tương ứng tỷ lệ 64%) tổ chức tài chính trong khu vực ASEAN mong muốn tăng cường đầu tư vào việc phát triển và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thanh toán trong 18 - 24 tháng tới nhằm nỗ lực phục vụ nhu cầu sử dụng ngân hàng trực tuyến ngày càng tăng.

Trong đó, gần một nửa số ngân hàng trong khu vực tin rằng các khoản thanh toán kỹ thuật số ngay lập tức sẽ thúc đẩy sản phẩm và dịch vụ khách hàng bán lẻ (42%). Tiếp theo là tăng cường các dịch vụ trả lương tự động, hoa hồng đại lý, chi hộ khác (KYC/AML) và quản lý thanh khoản. 31% ngân hàng ASEAN cũng tin rằng các khoản thanh toán ngay lập tức sẽ tăng cường các sản phẩm và dịch vụ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vửa (SME) và các dịch vụ ngoại lệ.

53% ngân hàng trung ương dự báo đầu tư kỹ thuật số sẽ tăng hơn 5% trong hai năm tới. Cam kết chuyển đổi kỹ thuật số ở mỗi quốc gia có kế hoạch đầu tư và mô hình khác nhau, trong đó Singapore được xem là đầu tàu.

Theo báo cáo ghi nhận, Singapore đang dẫn đầu với hơn một nửa ngân hàng cam kết tăng đầu tư kỹ thuật số trên 5% vốn. Ngay sau Singapore là Philippines với 40% ngân hàng dự kiến ​​tăng hơn 5% trong khi phần còn lại dự kiến ​​sẽ từ 1- 5% vốn để đầu tư.“Một phần là do Singapore là trung tâm tài chính khu vực, phần khác Singapore tiếp tục đầu tư vào cải tiến dịch vụ cạnh tranh sau vài năm đầu tư vào nền tảng cơ sở hạ tầng. Việc này bao gồm thực hiện cơ sở dữ liệu chỉ cho phép sử dụng số điện thoại di động làm proxy cho các thông tin chi tiết trong tài khoản, mở rộng kết hợp với PayNow, dịch vụ chuyển tiền ngang hàng (peer-to-peer) đầu tiên của Singapore và phát triển các dịch vụ che phủ (overlay)”.

Bên cạnh đó, 30% ngân hàng tại Indonesia dự đoán số vốn đầu tư kỹ thuật số sẽ tăng đáng kể (trên 5%) trong khi Malaysia và Thái Lan chỉ có 13% đang chạy đua với mô hình kỹ thuật số sau khi cam kết đầu tư vốn đáng kể.

Hầu hết các quốc gia trong khu vực cũng thích giải pháp trọn gói có thể thay đổi linh động thay vì tự phát triển các giải pháp phần mềm của chính mình.

"Các quốc gia thành viên ASEAN đang có một lập trường tiên phong hướng đến một mạng lưới thanh toán theo thời gian thực toàn khu vực ở Châu Á dưới sự thúc đẩy của PayNet và DBS. Cách tiếp cận này sẽ cho phép các tổ chức tài chính bao gồm phân khúc khách hàng từ bán lẻ đến SME và các thương gia đến bán buôn”.

Nguồn: Kinh tế & Tiêu dùng

Chia sẻ bài viết qua mạng xã hội: