Điểm tin

'Sức khỏe' ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục đứng đầu ASEAN trong tháng 12

02 tháng 01. 2019

5 trong 7 quốc gia ASEAN được khảo sát cho biết có sự cải thiện về điều kiện hoạt động trong tháng 12. Một lần nữa, Việt Nam có mức tăng trưởng mạnh nhất, mặc dù tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so với mức tăng trong tháng 11. Philippines cũng có sự cải thiện mạnh mẽ, đứng vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng.

Theo Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) Lĩnh vực sản xuất ASEAN của Nikkei do IHS Market thu thập, các công ty sản xuất của ASEAN có sự cải thiện nhẹ về các điều kiện hoạt động trong tháng 12.

Chỉ số PMI toàn phần đã giảm một chút từ 50,4 điểm trong tháng 11 xuống 50,3 điểm trong tháng 12, báo hiệu sức khỏe lĩnh vực sản xuất của ASEAN tiếp tục cải thiện nhẹ. Ngoại trừ mức giảm trong tháng 10, số liệu mới nhất ghi nhận mức giảm chậm nhất kể từ tháng 3.

Nhìn chung, sản lượng ngành sản xuất đã tăng chậm hơn trong tháng 12. Hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng vì số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng yếu. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu tiếp tục giảm, và hầu hết các công ty báo cáo nhu cầu khách hàng nước ngoài đã giảm.

Trong khi đó, tốc độ tăng chi phí đầu vào đã yếu đi đáng kể trong tháng 12 khi có các báo cáo cho biết giá cả thị trường các mặt hàng như dầu thô giảm. Tốc độ tăng đã chậm lại thành mức thấp của 26 tháng, với Thái lan và Việt Nam báo cáo giá cả giảm mạnh.

Từ đó, giá bán hàng đã tăng với tốc độ yếu nhất kể từ tháng 12/2016. 5 trong 7 quốc gia ASEAN được khảo sát cho biết có sự cải thiện về điều kiện hoạt động trong tháng 12. Một lần nữa, Việt Nam có mức tăng trưởng mạnh nhất, mặc dù tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so với mức tăng trong tháng 11. Philippines cũng có sự cải thiện mạnh mẽ, đứng vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng.

Myanmar có các điều kiện hoạt động cải thiện mạnh nhất trong 7 tháng khi số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng mạnh. Tương tự như vậy, Indonesia ghi nhận lần tăng đầu tiên của số lượng đơn đặt hàng mới kể từ tháng 9 và từ đó đã thúc đẩy tăng trưởng sản lượng và việc làm.

Myanmar và Indonesia đứng tương ứng ở vị trí thứ ba và thứ 4 trong bảng xếp hạng. Các nhà sản xuất Thái lan có sự cải thiện nhẹ về các điều kiện hoạt động trong tháng 12, nhưng đây cũng là lần tăng đầu tiên trong 3 tháng.

Đứng cuối bảng là Malaysia và Singapore khi sức khỏe của lĩnh vực sản xuất bị suy giảm mạnh. Cả hai quốc gia đều có sản lượng giảm tháng thứ ba liên tiếp, thể hiện một quý cuối cùng yếu kém đối với các doanh nghiệp.

Nhìn chung, việc làm ở ASEAN đã tăng trong tháng 12. Mặc dù chỉ là tăng nhẹ, đây là mức tăng mạnh nhất của số lượng nhân công kể từ tháng 9. Trong khi đó, lượng công việc tồn đọng đã giảm với tốc độ chậm nhất trong 16 tháng.

Hiệu suất của người bán hàng trong tháng 12 đã cải thiện lần đầu trong 10 tháng, cho thấy áp lực đối với chuỗi cung ứng giảm trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, tốc độ rút ngắn thời gian giao hàng chỉ là nhỏ.

Nguồn: Vietnambiz

Chia sẻ bài viết qua mạng xã hội: