Sách – Cẩm nang

Bài nghiên cứu Vận động Chương trình Nghị sự Phát triển nền Kinh tế Tuần hoàn của ASEAN

18 tháng 08. 2020

Thời gian: 07/2020

Đơn vị thực hiện: Hội đồng Kinh doanh EU- ASEAN

ASEAN đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng hơn bao giờ hết. COVID-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của ASEAN từ 4,7% lên 1% vào năm 2020, khi 7/10 nước Thành viên bước vào thời kỳ suy thoái sâu.

Trong lúc đại dịch COVID-19 tràn qua khu vực từ đầu tháng Hai, tất cả các thành viên ASEAN đã áp dụng các cách tiếp cận khác nhau để đối phó với sự bùng phát. Khi các nền kinh tế bắt đầu thực hiện các chiến lược cắt giảm rút lui, thì hơn bao giờ hết, sự bền vững cần được sử dụng như một phương châm kinh doanh. Cách tiếp cận như vậy sẽ hình thành năng lực phục hồi lâu dài, sự sẵn sàng và khả năng cạnh tranh. Ủy ban Toàn cầu về Kinh tế và Khí hậu đã phát hiện ra rằng chính sách chiến lược và các quyết định đầu tư hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang tăng trưởng bền vững, hạn chế khí thải các-bon có thể mang lại lợi nhuận kinh tế lên đến 26 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2030, được hỗ trợ bằng cách tạo thêm việc làm trong các ngành công nghiệp sạch mới, cải thiện sức khỏe thông qua việc cải thiện chất lượng không khí và nước, và thu thuế từ việc sử dụng các nguồn năng lượng không thể tái tạo.

Đây là cơ hội để các nhà lãnh đạo ASEAN xây dựng các kế hoạch phục hồi, tập trung vào tính tuần hoàn. Nền kinh tế tuần hoàn, ở sự cốt lõi nhất, đòi hỏi phải có sự sắp xếp bản chất các mô hình sản xuất và tiêu dùng của xã hội chúng ta - hiện tại đang dựa trên một giả định về  thế giới quan hoang đường với nguồn tài nguyên vô hạn và khả năng hấp thụ chất thải. Nền kinh tế tuần hoàn là một cách tiếp cận có hệ thống để phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, xã hội và môi trường. Trái ngược với mô hình tuyến tính 'tận dụng', nền kinh tế tuần hoàn là có tính tự tái tạo theo bản chất và hướng đến việc tách dần tăng trưởng khỏi việc tiêu thụ các nguồn tài nguyên hữu hạn.

Bài nghiên cứu được đính kèm trong tệp dưới đây

Chia sẻ bài viết qua mạng xã hội: