Điểm tin

Thái Lan vạch ra 8 lĩnh vực giúp tăng sức cạnh tranh

15 tháng 02. 2022

Bộ Tài chính Thái Lan vừa nêu ra 8 lĩnh vực mà nước này cần phải thực hiện trong thập kỷ tới để nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước.

Trong bài phát biểu tại diễn đàn có tên “Tương lai tăng trưởng: Tầm nhìn Thái Lan 2030”, Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Arkhom cho rằng, đất nước cần phải thích ứng ngay từ bây giờ để tránh rơi vào suy thoái kinh tế. Theo ông Arkhom, Thái Lan đã có kế hoạch chiến lược 20 năm chia thành các kế hoạch 5 năm do Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội quốc gia vạch ra và chính phủ nước này đang thực hiện.

Ngoài ra, Bộ trưởng Tài chính Thái Lan cũng thảo luận về 8 lĩnh vực mà Thái Lan cần phải giải quyết để cải thiện khả năng cạnh tranh tổng thể. Đầu tiên là biến đổi khí hậu, toàn cầu đã đặt mục tiêu giảm lượng carbon và Thái Lan phải tham gia vào nỗ lực này. Một trong những chính sách được đưa ra đó là thúc đẩy phát triển xe điện.

Một lĩnh vực khác là thúc đẩy công nghệ kỹ thuật số, một trong 12 ngành công nghiệp mục tiêu. Theo ông Arkhom, công nghệ kỹ thuật số đóng một vai trò quan trọng trong hai năm qua, đặc biệt là trong các hệ thống thành toán, cho vay… chính phủ Thái Lan dự kiến sẽ tiếp tục thúc đẩy những đổi mới này và đảm bảo không ảnh hưởng tới sự ổn định tài chính của đất nước.

Lĩnh vực thứ ba mà Thái Lan cần phải thực hiện đó là thúc đẩy ngành y tế và sức khoẻ, một ngành có tiềm năng mạnh mẽ. Ngành du lịch chiếm 12% GPD của Thái Lan với 40 triệu du khách tới thăm nước này trước đại dịch, Thái Lan cần phải chuyển đổ từ số lượng sang chất lượng khi nói về du lịch. Thái Lan trong thời gian tới cần đặt mục tiêu thu hút du khách có khả năng chi tiêu cao thay vì dựa vào du lịch đại trà, vốn có tác động tiêu cực tới môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Ngoài ra, Thái Lan cũng phải tạo ra một mạng lưới an toàn xã hội, đặc biệt là dành cho người dân, thúc đẩy tiết kiệm trong lực lượng lao động để giúp họ đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Xã hội Thái Lan hiện tại đang chuyển đổi sang một xã hội già hoá và là một thách thức đòi hỏi nhà nước cần phải có một kế hoạch chủ động. Cuối cùng và không kém phần quan trọng đó là các nhà hoạch định chính sách cũng phải đảm bảo tính bền vững và tăng hiệu quả thu ngân sách cũng như mở rộng chính sách thuế.

Nguồn: Báo điện tử VOV

Chia sẻ bài viết qua mạng xã hội: