Sách – Cẩm nang

Tài trợ cho tương lai của ASEAN: Xây dựng các chính sách mang tính gắn kết và phản hồi cho một nền tài chính bền vững

18 tháng 08. 2020

Thời gian: 03/2020

Đơn vị thực hiện: Hội đồng kinh doanh EU - ASEAN

Các chi phí gia tăng phát sinh từ biến đổi khí hậu tiếp tục tác động đến người dân và GDP trên toàn ASEAN, khi nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan đã trở nên phổ biến hơn. Cùng lúc đó, Ủy hội Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc đã báo cáo vào từ hồi năm 2019 rằng ASEAN có khả năng không đạt được tất cả 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) vào năm 2030. Các thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu và các vấn đề kinh tế - xã hội là trọng tâm của các mục tiêu phát triển bền vững đang ngày càng trở nên đồng hành, đi cùng với nhau sau từng năm. Chúng tác động đến một loạt các rủi ro kinh tế xã hội mà các quốc gia đang phải vật lộn trên toàn cầu, với rủi ro ngày càng gia tăng đặc biệt đối với các thị trường mới nổi, thiếu vốn để nhanh chóng thích ứng với các hoàn cảnh thay đổi tức thời (vấn đề hiện tại với dịch COVID-19 không may làm nổi bật điều này). Những vấn đề toàn cầu này không thể được giải quyết một mình bởi khu vực công: chúng đòi hỏi những nỗ lực phối hợp giải quyết với khu vực tư nhân để thành công. Đặc biệt  là đối với khu vực tài chính, khu vực này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng đầu tư để giúp đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội và môi trường này.

Bài nghiên cứu được đính kèm trong tệp dưới đây

Chia sẻ bài viết qua mạng xã hội: