Hỏi đáp

Đặt câu hỏi

Quy trình đăng ký để được hành nghề Kế toán tại các nước ASEAN như thế nào?

28 tháng 11. 2016 0 Lượt xem

Để tạo thuận lợi hơn cho sự di chuyển của lao động có tay nghề giữa các nước ASEAN, các nước đã ký kết các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) trong một số lĩnh vực ngành nghề nhằm công nhận lẫn nhau về bằng cấp và trình độ của lao động có kỹ năng trong khu vực, trong đó có MRA về dịch  vụ Kế toán (Accountancy Services)

MRA đối với lĩnh vực Kế toán ban đầu được ký tháng 2/2009 dưới hình thức một khuôn khổ MRA nhằm khuyến khích các nước ASEAN đã sẵn sàng để tham gia vào đàm phán song phương hoặc đa phương về MRA trong lĩnh vực Kế toán. Sau đó, MRA này được sửa đổi và ký chính thức vào ngày 13/11/2014 tại Nay Pyi Taw, Myanmar.

ASEAN đã thành lập Ủy ban Điều phối Kế toán chuyên nghiệp ASEAN để thực hiện MRA này.

Mỗi nước ASEAN cũng thành lập một Uỷ ban giám sát về dịch vụ kết toán tại nước mình để thực hiện quy trình đánh giá và đăng ký cấp phép Kế toán chuyên nghiệp đủ điều kiện theo ASEAN.

MRA này áp dụng đối với tất cả các dịch vụ kế toán trừ dịch vụ ký báo cáo kiểm toán độc lập và các dịch vụ yêu cầu cấp phép ở các nước ASEAN

Quy trình đăng ký để được hành nghề tại một nước ASEAN khác như sau:

  • Bước 1: Kế toán chuyên nghiệp đủ điều kiện về trình độ và kinh nghiệm theo quy định trong MRA nộp đơn đăng ký lên Ủy ban Giám sát về dịch vụ kế toán của nước mình để xin cấp chứng nhận Kế toán chuyên nghiệp đủ điều kiện theo ASEAN (ACPA).
  •  
  • Bước 2: Uỷ ban Giám sát xem xét đơn đăng ký và lập Bản đánh giá, sau đó gửi lên Uỷ ban Điều phối kế toán chuyên nghiệp ASEAN để quyết định cấp phép hay không cấp phép chứng nhận ACPA
  •  
  • Bước 3: Kế toán chuyên nghiệp đã được cấp chứng nhận ACPA sẽ đủ điều kiện để đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành nghề kế toán ở một nước ASEAN khác để được cấp phép là Kế toán chuyên nghiệp nước ngoài có đăng ký (RFPA) tại nước đó, nhưng phải tuân theo các quy định và pháp luật liên quan của nước đó.
  •  
  • Bước 4:  Kế toán chuyên nghiệp có RFPA được phép hành nghề nhưng phải phối hợp với Kế toán chuyên nghiệp của nước sở tại.

Tính tính đến thời điểm tháng 12/2015, MRA này mới ký được hơn 1 năm và hiện chưa có thông tin về tình hình thực hiện MRA này của các nước ASEAN (bao gồm cả Việt Nam).
 

Chia sẻ bài viết qua mạng xã hội: