Theo Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) các nước ASEAN cam kết đối xử công bằng, bình đẳng và đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư đến từ các nước ASEAN. Các nghĩa vụ chính về đầu tư trong ACIA bao gồm:
- Đối xử Quốc gia (NT): Mỗi Thành viên cam kết dành cho các nhà đầu tư/khoản đầu tư của nhà đầu tư từ nước Thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử với các nhà đầu tư/khoản đầu tư của nhà đầu tư nước mình.
- Đối xử Tối huệ quốc (MFN): Mỗi Thành viên cam kết dành cho các nhà đầu tư/khoản đầu tư của nhà đầu tư từ nước Thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử với các nhà đầu tư/khoản đầu tư của nhà đầu tư từ bất kỳ nước Thành viên hay ngoài Thành viên ASEAN nào, trừ các trường hợp sau:
Như vậy, sau khi ACIA có hiệu lực, bất kỳ nước Thành viên ASEAN nào có bất kỳ thỏa thuận nào với các nước khác ngoài ASEAN, trong đó có các cam kết dành sự đối xử ưu đãi hơn[1] đối với các nhà đầu tư/khoản đầu tư của các nhà đầu tư nước đó so với các cam kết trong ACIA, thì mặc định những đối xử ưu đãi hơn đó cũng sẽ được áp dụng với các nước Thành viên ASEAN. Tuy nhiên, theo quy định của Hiệp định, nguyên tắc này sẽ không áp dụng đối với các quy định liên quan đến Cơ chế giải quyết tranh chấp Nhà nước-nhà đầu tư nước ngoài (ISDS)
Các yêu cầu về thực hiện (performance requirement): ACIA khẳng định lại các quy định trong Hiệp định về các Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại của WTO (Hiệp định TRIMS) trong đó có các nội dung liên quan đến việc cấm các nước đưa ra các yêu cầu về thực hiện như: yêu cầu doanh nghiệp phải mua một tỷ lệ nhất định hàng hóa nội địa, xuất khẩu một tỷ lệ nhất định hàng hóa….
Các nước cam kết sau 2 năm kể từ ngày ACIA có hiệu lực sẽ tiến hành đánh giá chung về các yêu cầu thực hiện để bổ sung thêm cam kết vào Hiệp định này. Tuy nhiên cho đến nay nội dung này vẫn chưa có bổ sung, sửa đổi nào.
- Các yêu cầu về Quản lý cấp cao và Ban giám đốc (Senior Management and Board of Directors): các Thành viên không được đặt ra yêu cầu về quốc tịch của nhân sự quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, trừ khi có bảo lưu rõ ràng trong Hiệp định. Tuy nhiên, các Thành viên có thể yêu cầu đa số nhân sự trong ban giám đốc phải thuộc một quốc tịch nào đó.
Chú ý: Không phải toàn bộ các biện pháp liên quan đến đầu tư của các nước Thành viên đều phải tuân thủ theo các nghĩa vụ trên mà vẫn có các ngoại lệ/bảo lưu cho phép các nước Thành viên không phải tuân thủ toàn bộ hoặc một số nghĩa vụ trong ACIA. Cụ thể, Hiệp định đưa ra các ngoại lệ/bảo lưu - sau:
+ Ngoại lệ chung (Điều 17): bao gồm các ngoại lệ liên quan đến bảo vệ đạo đức công cộng, bảo vệ tính mạng và sức khỏe con người, động thực vật, bảo vệ các bảo vật quốc gia về văn hóa, lịch sử hoặc khảo cổ…
+ Ngoại lệ về an ninh quốc phòng
+ Bảo lưu theo Danh mục bảo lưu của từng nước: Mỗi nước có một Danh mục các biện pháp bảo lưu hai nghĩa vụ Đối xử Quốc gia (NT) và nghĩa vụ về Nhân sự quản lý cấp cao và Ban giám đốc. Đối với Danh mục Bảo lưu của Việt Nam, tất cả các lĩnh vực đều có một số biện pháp bảo lưu hai nghĩa vụ này. Tuy nhiên, theo quy định của ACIA, các Thành viên sẽ phải cắt giảm hoặc xóa bỏ các bảo lưu trong Danh mục bảo lưu của nước mình phù hợp với 3 giai đoạn của Lộ trình chiến lược trong Kế hoạch tổng thể thực hiện AEC.
Chia sẻ bài viết qua mạng xã hội: