Thông tin liên quan

Khối rubik 16 mặt của RCEP

13 tháng 09. 2017

Theo phân tích của các chuyên gia từ Trung tâm Thương mại châu Á (Asian Trade Centre) phiên đàm phán thứ 18 của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP 18) diễn ra tại Manila, Philippines (từ ngày 2 -12/5), trong bối cảnh Hiệp định TPP gặp nhiều khó khăn, việc đạt được kết quả cuối cùng vẫn là một mục tiêu thách thức. 

Nếu như coi TPP là khối lập phương rubik có 12 mặt, tưởng như mọi thứ đã được sắp xếp thì những miếng ghép cuối cùng lại không tương xứng.

Trong một thỏa thuận có nhiều người “chơi” hơn, thay vì 12 mặt của khối rubik, các nhà đàm phán thuộc RCEP phải đạt được thỏa thuận với sự tham gia của 16 nước. Nhưng không phải tất cả các thành viên RCEP đang có mặt tại Manila một cách hoàn toàn tự nguyên. Thay vào đó, họ được đưa vào cuộc chơi. Một số nước tham gia vì thuộc về ASEAN. Một số nước tham gia vì đã có hiệp định thương mại với ASEAN và họ đã tham gia tiến trình phức tạp với 18 vòng đàm phán tại khắp các nước châu Á. Theo kế hoạch ban đầu, giống như TPP, các nước kêu gọi xây dựng RCEP trên khuôn khổ các hiệp định hiện tại. Trong trường hợp của RCEP, ASEAN đã có 5 hiệp định FTA ASEAN+1 với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia/New Zealand.

Nếu cả 5 hiệp định này có nền tảng như nhau thì có lẽ RCEP sẽ đạt được kết quả nhanh hơn và dễ hơn. Nhưng trên thực tế, các hiệp định ASEAN+1 lại khác nhau. Tuy tất cả đều bao gồm tiếp cận thị trường về hàng hóa nhưng phạm vi hàng hóa có nhiều khác biệt về cách điều chỉnh các dòng thuế, cắt giảm thuế và xử lý các quy tắc xuất xứ đi cùng với cắt giảm thuế. Dịch vụ và đầu tư đều không được điều chỉnh đầy đủ trong cả 5 hiệp định. Nhiều yếu tố hiện đại hơn của một hiệp định thương mại cũng bị thiếu. Vì vậy, việc kết hợp các hiệp định ASEAN+1 với nhau dường như trở nên ít hữu ích hơn so với dự kiến ban đầu. Hơn nữa, bất kỳ quốc gia nào cũng sẵn sàng thiết lập một thỏa thuận mà không phải lúc nào cũng sẵn sàng với một nhóm đối tác khác. Các thành viên của RCEP đa dạng hơn TPP, với sự tham gia của từ nước kém phát triển với thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong khu vực đến các quốc gia giàu nhất và tiên tiến nhất trên hành tinh. RCEP bao gồm cả các quốc gia nhỏ bé và cả những nước có dân số khổng lồ. Trong những giai đoạn đầu của một đàm phán phức tạp, các cuộc thảo luận đều mang tính trừu tượng và xoa dịu bằng sự nỗ lực, nhiệt tình để bắt đầu một hiệp định lớn và quan trọng.

Đến nay, sau 18 phiên đàm phán và không thể bỏ qua các chủ đề khó khăn được nữa, tiến trình RCEP trở nên tẻ nhạt. ASEAN giữ vai trò dẫn dắt trong đàm phán, có nghĩa là mọi phiên đàm phán, ở mọi nhóm công tác, 10 thành viên ASEAN đều phải họp nội bộ trước. 6 nước đối tác khác cũng có thể họp nội bộ. Sau đó, các cuộc thảo luận được bắt đầu với 16 nước ở tất cả các nhóm công tác. Quá trình này lặp lại ở mỗi phiên đàm phán hoặc các nhóm công tác và tiểu nhóm trong RCEP.

Sau mỗi phiên đàm phán, 16 nước quay về thảo luận trong nước. Theo kế hoạch phiên đàm phán toàn thể tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng 7 với sự lặp lại toàn bộ các hoạt động trên và hơn 850 quan chức sẽ tiếp tục thảo luận trong khoảng 10-12 ngày. Trong khoảng từ nay đến phiên thứ 19, các nước sẽ các phiên họp giữa kỳ để giải quyết các vấn đề cụ thể.

Thực trạng của ASEAN cho thấy khối rubik RCEP khó có thể giải quyết hoàn toàn trước khi kết thúc đàm phán. Điều này là chắc chắn nếu mục tiêu thông báo một số giải pháp vào cuối năm nay khi ASEAN kỷ niệm 50 năm thành lập. Khoảng cách giữa kết quả hiện nay và kết quả cuối cùng rất đáng kể. Với ASEAN thì hội nhập khu vực là một tiến trình chứ không phải là điểm đến và đó chính là vấn đề với RCEP. Việc đạt được kết quả cuối cùng vẫn là một mục tiêu thách thức. Với một khối rubik có 16 mặt thì cần có sự kiên nhẫn và kỹ năng đàm phán của những người liên quan.

Nguồn: Báo Công thương

Chia sẻ bài viết qua mạng xã hội: