Văn kiện

Tóm tắt các Cam kết của Việt Nam trong Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)

16 tháng 07. 2019

Cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hóa

Nội dung cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong khuôn khổ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) được điều chỉnh bởi Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc được các nhà lãnh đạo Thượng đỉnh ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 tại Campuchia (gọi tắt là Hiệp định Khung), Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN-Trung Quốc được ký kết ngày 29/11/2004 tại Lào, và Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam-Trung Quốc ký ngày 18/7/2005 tại Trung Quốc.  Theo đó, việc cắt giảm và tự do hóa thuế quan của Việt Nam trong ACFTA được chia thành 3 danh mục hàng hoá: Thu hoạch sớm, thông thường và nhạy cảm, cụ thể như sau:

Chương trình thu hoạch sớm (EHP): gồm hầu hết các mặt hàng nông sản và thuỷ sản từ Chương 1-8 của Biểu thuế nhập khẩu. Các mặt hàng hiện đã được thực hiện giảm thuế từ năm 2004 và xoá bỏ thuế vào 2008 theo lộ trình sau: 

Bảng 1: Lộ trình giảm thuế của Danh mục EHP

Thuế suất MFN

Mức thuế EHP qua các năm

2004

2005

2006

2007

2008

MFN ≥ 30%

20%

15%

10%

5%

0%

15≤ MFN < 30%

10%

10%

5%

5%

0%

MFN < 15%

5%

5%

0-5%

0-5%

0%

Nguồn: Hiệp định Khung ASEAN-Trung Quốc

Danh mục nhạy cảm (ST):

Đối với Việt Nam, Danh mục nhạy cảm của Việt Nam gồm 388 nhóm mặt hàng ở cấp độ HS 6 số (Phụ lục III của Biên bản ghi nhớ), chủ yếu là các sản phẩm như: trứng gia cầm, đường, thuốc lá, động cơ, phương tiện vận tải (ô tô, xe máy), xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử điện lạnh, giấy, dệt may....Những mặt hàng thuộc Danh mục nhạy cảm không có lịch trình giảm thuế cụ thể theo từng năm nhưng bị giới hạn mức thuế suất cuối cùng và năm cuối cùng thực hiện, cụ thể mô hình giảm thuế Danh mục nhạy cảm của Việt Nam như sau:

            - Các mặt hàng nhạy cảm thường (SL): có thuế suất 20% vào 2015 và giảm xuống 0-5% vào 2020.

            - Các mặt hàng nhạy cảm cao (HSL): bao gồm không quá 140 nhóm mặt hàng HS 6 số và có thuế suất 50% vào 2018.

Danh mục thông thường (các mặt hàng phải cắt giảm và xoá bỏ thuế quan) của Việt Nam:gồm 90% số dòng thuế của biểu thuế nhập khẩu, đã thực hiện giảm thuế từ năm 2006. Lộ trình giảm thuế của danh mục thông thường được thể hiện ở Bảng dưới đây.

Bảng 2: Lộ trình giảm thuế của Danh mục thông thường (ACFTA)

X = thuế suất MFN tại thời điểm 1/1/2003

Mức thuế suất ACFTA

tại thời điểm không muộn hơn ngày 1/1 của năm

2005

2006

2007

2008

2009

2011

2013

2015

> 60%

60

50

40

30

25

15

10

0

45% < X < 60%

40

35

35

30

25

15

10

0

35% < X < 45%

35

30

30

25

20

15

5

0

30% < X < 35%

30

25

25

20

17

10

5

0

25% < X < 30%

25

20

20

15

15

10

5

0

20% < X < 25%

20

20

15

15

15

10

0-5

0

15% < X < 20%

15

15

10

10

10

5

0-5

0

10% < X < 15%

10

10

10

10

8

5

0-5

0

7% < X < 10%

7

7

7

7

5

5

0-5

0

5% < X < 7%

5

5

5

5

5

5

0-5

0

X < 5%

Giữ nguyên

0

Nguồn: Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN-Trung Quốc

            Ngoài việc giảm thuế theo lộ trình trên, Việt Nam cũng phải thực hiện một số cam kết bổ sung sau:

            - Phải giảm thuế suất của ít nhất 50% các dòng thuế trong Danh mục Thông thường xuống 0-5% không muộn hơn ngày 1/1/ 2009

            - Phải xóa bỏ thuế quan của 45% dòng thuế trong Danh mục Thông thường không muộn hơn ngày 1/1/2013.

            - Phải xoá bỏ thuế quan của ít nhất 85% số dòng thuế vào năm 2015, số còn lại 5% số dòng thuế - nhưng không được vượt quá 250 dòng thuế ở cấp độ HS 6 số sẽ được xoá bỏ thuế quan vào năm 2018

            - Theo Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam-Trung Quốc ký ngày 18/7/2005, một số mặt hàng cụ thể (thuộc cả danh mục thông thường và danh mục nhạy cảm) có lộ trình giảm thuế nhanh hơn quy định chung. Các mặt hàng thuộc danh mục nhạy cảm có mức thuế suất cam kết sớm hơn quy định chung, chủ yếu gồm:

Mặt hàng

Mức thuế cam kết

%

Năm

Ôtô tải loại tải trọng lớn

30%

2012

Ôtô tải loại tải trọng nhỏ

45%

2014

Xe máy

45%

2012

Phụ tùng xe máy

13%

2013

Sắt thép xây dựng

15%

2014

Điện tử-điện lạnh gia dụng

10-15%

2012-2013

Xăng dầu

20%

2009

Các mặt hàng còn lại của Biểu thuế nhập khẩu là các mặt hàng loại trừ (không phải giảm thuế) phù hợp với quy định của WTO.

Cam kết trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

            Các nước ASEAN và Trung Quốc hiện chưa kết thúc đàm phán về dịch vụ trong khuôn khô ACFTA. Hiện các nước tham gia đang đàm phán gói 2 về dịch vụ. Cam kết của Việt Nam trong gói 1 tương đương với cam kết WTO.

Chia sẻ bài viết qua mạng xã hội: