Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013. Tháng 11/2019, các nước thành viên đã cơ bản hoàn tất đàm phán văn kiện RCEP (trừ Ấn Độ - đã tuyên bố rút khỏi Hiệp định này). Ngày 15/11/2020, 15 nước thành viên RCEP (trừ Ấn Độ) đã ký kết RCEP. Đến ngày 02/11/2021, đã có 06 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, và 04 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN. Theo đó, Hiệp định RCEP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Tiếp sau đó, RCEP lần lượt có hiệu lực với Hàn Quốc vào ngày 1/2/2022, và có hiệu lực với Malaysia từ 18/3/2022.

Thông tin liên quan

Cơ hội cho xuất khẩu dệt may trong RECP

13 tháng 4. 2017

Việt Nam đang tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), với những lợi ích về chi phí, quy mô thị trường, nguồn cung nguyên phụ liệu - đây được coi là cơ hội thúc đẩy xuất khẩu (XK) cho ngành dệt may.

Cuộc ganh đua nhằm tạo dựng khuôn khổ RCEP

12 tháng 4. 2017

Cuộc ganh đua nhằm tạo dựng khuôn khổ của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đang tăng tốc, khi Trung Quốc và Nhật Bản có cách nhìn khác nhau về thỏa thuận thương mại này.

Đàm phán RCEP có thể chệch hướng nếu bổ sung thành tố trong TPP

28 tháng 3. 2017

Ông Iman Pambagyo - Chủ tịch Ủy ban đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - cảnh báo việc bổ sung thêm một số thành tố trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ khiến tiến trình đàm phán chệch hướng.

ASEAN mong RCEP định hình tự do hóa thương mại, kinh tế tại châu Á

11 tháng 3. 2017

Các Bộ trưởng Kinh tế của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã cam kết tăng cường hội nhập thương mại thông qua quan hệ đối tác thương mại khu vực.

Báo cáo "Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam"

14 tháng 12. 2016

Báo cáo đã đánh giá tác động của RCEP đến nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như xác định những chuẩn bị liên quan ở cả cấp chính sách và doanh nghiệp để đảm bảo rằng việc thực hiện RCEP sẽ tạo ra lợi ích ròng tối đa cho nền kinh tế Việt Nam. Sự chuẩn bị này là rất cần thiết vì với phạm vi và mức độ của hiệp định này, RCEP có thể đưa đến những cơ hội và thách thức chưa từng có với hoạt động kinh doanh và đầu tư. Nghiên cứu này được thực hiện bởi Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP).

Ấn Độ đột ngột thay đổi chiến thuật đàm phán RCEP

14 tháng 12. 2016

Ấn Độ đột ngột thay đổi chiến thuật đàm phán bằng cách bày tỏ sẵn sàng từ bỏ cách tiếp cận ba mức tự do hóa thuế quan như đã đề xuất ở Hiệp định Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Đàm phán RCEP khó có thể kết thúc vào tháng 12 tới và sẽ kéo dài đến năm 2017

14 tháng 12. 2016

Theo lời Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Nirmala Sitharaman phát biểu hôm 26/08, quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ khó kết thúc đúng thời hạn tháng 12 năm nay như đã đặt ra.

Tọa đàm “Tham vấn cộng đồng doanh nghiệp về hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực: Tác động, cơ hội và thách thức”

22 tháng 12. 2014

Hiện nay, Việt Nam đang tích cực tham gia các hiệp định Thương mại tự do, bao gồm các hiệp định song phương và các hiệp định trong trong khuôn khổ ASEAN. Trong số đó, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bao gồm các nước ASEAN và 6 đối tác đối thoại khu vực đã được khởi xướng tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11/2012. Với mục tiêu được ký kết vào năm 2015, RCEP đang thu hút sự quan tâm từ các bên liên quan khác nhau trong khu vực, bao gồm cả cộng đồng kinh doanh.

Thêm đồng thuận trong đàm phán RCEP

24 tháng 4. 2014

Với RCEP, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác và thách thức là hàng hóa các nước khác có thể vào thị trường Việt Nam với thuế suất thấp.