Thông tin liên quan

Việt Nam kỳ vọng gì từ RCEP

30 tháng 05. 2017

Khi TPP đối mặt với nguy cơ bế tắc do sự rút lui của Mỹ, các nước đang đẩy nhanh đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm thúc đẩy tự do thương mại.

ASEAN là trung tâm của hội nhập

RCEP là hiệp định thương mại do ASEAN làm trung tâm được đánh giá là một trong những bước đi quan trọng về hội nhập khu vực của ASEAN. Tháng 5 năm nay, các quốc gia sẽ bước vào vòng đàm phán thứ 18.

Được khởi xướng vào tháng 2012, RCEP nhằm mục đích tăng cường hội nhập kinh tế giữa ASEAN và 6 nước đối tác là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và New Zealand.

Trong RCEP, sự tham gia của ASEAN và các đối tác đối thoại mang tính sâu rộng hơn dựa trên sự cải thiện đáng kể các hiệp định thương mại tự do hiện có giữa các bên. RCEP cũng được kỳ vọng là một thỏa thuận thương mại tự do thế hệ mới, cung cấp cơ sở để giải quyết các vấn đề thương mại mà các nước phải đối mặt trong tương lai. Lý tưởng hơn, RCEP có thể là một mô hình thế kỷ 21 cho việc hội nhập giữa các quốc gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị và văn hoá.

Đặc biệt, trong bối cảnh Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang lâm vào bế tắc, hiệp định RCEP có tham gia của các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi đang có sự phát triển năng động nhất trên toàn cầu, là một biện pháp cần thiết nhằm chống lại chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng. 

Nếu như TPP mở ra hướng tiếp cận với thị trường lớn nhất cho sản phẩm thủy sản, dệt may cho Việt Nam thì với RCEP, khối ASEAN và 6 nước đối tác sẽ nâng tầm các thỏa thuận thương mại tự do đã ký, giảm thiếu rào cản thương mại, nâng cao tự do hóa thuế quan, giúp Việt Nam gia nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực.

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương

Nguồn: Báo Kinh tế & Đô thị

Chia sẻ bài viết qua mạng xã hội: