Được thành lập vào cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN là kết quả của những nỗ lực đáng kể trong suốt một thập kỷ hội nhập khu vực trong đó có lĩnh vực tài chính. Mặc dù vẫn chưa thể hoàn thành, hội nhập tài chính trong khu vực đóng một vai trò quan trọng cho việc tiếp tục phát triển lĩnh vực tài chính, tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn đến lĩnh vực bảo hiểm, thị trường vốn và ngân hàng.
Khả năng tiếp cận với các dịch vụ này được cải thiện, sẽ không chỉ cải thiện hiệu quả phân bổ và tăng trưởng kinh tế, mà còn làm giảm chi phí vốn. Tuy nhiên, ngay cả khi đạt được những tiến triển trong việc hài hòa hóa các tiêu chuẩn trong lĩnh vực này, thì tự do hóa dịch vụ tài chính vẫn phức tạp hơn so với tự do hóa trong các lĩnh vực khác như giảm thuế quan đối với hàng hóa, và do đó đòi hỏi phải có thêm thời gian để thực hiện.
Để hiểu sâu hơn những nỗ lực của ASEAN trong việc hội nhập các dịch vụ tài chính, thì điều quan trọng là phải hiểu được sự phát triển của khu vực trong những năm gần đây cũng như những nỗ lực liên tục và thách thức hiện tại của các chính phủ trong khu vực vào năm 2016.
Tiến trình hội nhập tài chính trong ASEAN
Việc đẩy mạnh hội nhập tài chính trong ASEAN đã diễn ra kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Sau đây là một số cột mốc hội nhập quan trọng nhất thực hiện trong những năm gần đây:
2003 - Lộ trình Hội nhập tài chính và tiền tệ trong ASEAN (The Roadmap for Monetary and Financial Integration in ASEAN): được đồng thuận bởi các bộ trưởng tài chính của ASEAN, thiết lập lộ trình hội nhập thị trường tài chính, đảm bảo tự do hoá dịch vụ tài chính và phát triển bền vững của thị trường vốn.
2007 – Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint): Các lãnh đạo ASEAN tuyên bố ý định thành lập Cộng đồng Kinh tế (AEC) vào năm 2015 để tạo điều kiện cho các dòng chảy thương mại và đầu tư nhiều hơn trong khu vực. Để thực hiện điều này, các lãnh đạo đã soạn thảo chi tiết kế hoạch tự do hóa thương mại và dịch vụ với quy mô khu vực, bao gồm cả các dịch vụ tài chính, bằng việc kết nối cùng các hệ thống tài chính của các nước thành viên và tự do hóa cơ chế tài khoản vốn.
Mục tiêu cụ thể đề ra trong kế hoạch chi tiết bao gồm:
2011 – Khuôn khổ về hội nhập tài chính ASEAN (ASEAN Financial Integration Framework): cung cấp một cách tiếp cận chung cho các sáng kiến tự do hóa và hội nhập trong khuôn khổ AEC. Khuôn khổ này nhằm tạo ra một khu vực tài chính bán hội nhập vào năm 2020, trong đó mỗi nước thành viên sẽ được phép xác định mốc thời gian và khung thời gian riêng để đạt được mục tiêu chung cuối cùng của hội nhập tài chính khu vực. Để đạt được mục đích trên, các quốc gia thành viên cần phải đạt được những mục tiêu chính sau đây:
2013 - Báo cáo tóm tắt “Con đường Hội nhập tài chính ASEAN" - Một nghiên cứu kết hợp về việc đánh giá tổng quan tài chính và xây dựng cột mốc cho quá trình hội nhập tài chính và tiền tệ trong ASEAN, công bố bởi Thống đốc Ngân hàng Trung ương của các quốc gia thành viên ASEAN, báo cáo có giá trị như một tài liệu tham khảo quan trọng cho ASEAN để hướng dẫn thêm quá trình hội nhập tài chính của mình.
Tương lai của quá trình hội nhập
Bảo hiểm
Tại một khu vực đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bảo hiểm đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp biện pháp bảo vệ chống lại các nguy cơ thiệt hại kinh tế. Trong khi từng nước đã thực hiện một loạt các biện pháp để giảm thiểu những rủi ro, sự thiếu thống nhất đã tạo ra sự không chắc chắn cho các nhà đầu tư tiềm năng.
Trong những nỗ lực để ngăn cản sự thiếu thống nhất đó, các nhà lãnh đạo đã thông qua Khuôn khổ hội nhập bảo hiểm ASEAN (AIIF). Khuôn khổ này được thiết lập nhằm cải thiện việc cung cấp bảo hiểm xuyên biên giới hàng hải, hàng không, và ngành vận tải hàng hóa quốc tế. Được ký kết vào năm 2015, AIIF dự kiến có hiệu lực trong nửa sau của năm 2016.
Một số lĩnh vực khác cũng cần được tự do hóa là lĩnh vực bảo hiểm thiên tai và tái bảo hiểm. Điều này sẽ khuyến khích các cá nhân và các công ty mua bảo hiểm, giúp họ giảm nhẹ rủi ro trong các hoạt động hằng ngày. Sự thay đổi này sẽ giúp giảm chi phí bảo hiểm rủi ro kinh doanh xuyên biên giới và giúp tăng thương mại nội khối ASEAN.
Thị trường vốn
ASEAN đã đạt được tiến triển tốt trong hội nhập thị trường vốn. Thái Lan, Malaysia, và Singapore là những nước đầu tiên thực hiện việc hội nhập thị trường vốn, với nhiều biện pháp cụ thể đã được đưa ra nhằm mở rộng liên kết thị trường và hài hòa hóa các yêu cầu về bản cáo bạch thông qua việc công bố Các tiêu chuẩn về bản cáo bạch ASEAN (ASEAN Disclosure Standards).
Đối với các nhà đầu tư, Kết nối thương mại ASEAN (ASEAN Trading Link) giữa Thái Lan, Malaysia, và Singapore đã tạo ra một cổng tiếp cận chung duy nhất đến cả ba sàn giao dịch chứng khoán tại 3 nước này. Từ bây giờ, các nhà đầu tư ở một trong 3 nước trên có thể mua cổ phiếu ở 2 thị trường còn lại thông qua các công ty môi giới chứng khoán tại địa phương. Bằng cách đó, các tổ chức phát hành có thể bán cổ phiếu tại ba thị trường khác nhau mà không cần phải thực hiện ba loại thủ tục khác nhau. Một cải tiến khác là sự ra đời của Khuôn khổ về quỹ đầu tư tín thác ASEAN (ASEAN Collective Investment Scheme Framework), trong đó cho phép các nhà quản lý quỹ - những người được uỷ quyền quản lý một quỹ đầu tư tại một nước, có thể tiến hành cấp quỹ xuyên biên giới.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số thị trường vốn ASEAN khá nhỏ, không phát triển đầy đủ, và chỉ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ở một phạm vi giới hạn, do đó, các thị trường này thường thiếu tính thanh khoản, dẫn đến việc dễ bị tổn thương trước những cú sốc bên ngoài. Việc tự do hoá sâu rộng các thị trường trong khu vực ASEAN đã cho phép các thị trường nhỏ này trở nên thanh khoản hơn và ổn định hơn.
Ngân hàng
Là một phần của Khuôn khổ hội nhập tài chính ASEAN (ASEAN Financial Integration Framework), thống đốc ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên ASEAN đã đưa ra Khuôn khổ hội nhập ngân hàng ASEAN (ABIF) vào tháng 12 năm 2014. Khuôn khổ này sẽ phân loại những ngân hàng đã đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định là "Ngân hàng ASEAN đủ tiêu chuẩn" và cho phép các ngân hàng này có thể tiếp cận sâu rộng thị trường các nước ASEAN khác.
Để tận dụng được các lợi ích mà “Ngân hàng ASEAN đủ tiêu chuẩn” mang lại, các ngân hàng này phải đảm bảo rằng quốc gia của họ đã ký kết hiệp định song phương với quốc gia mà họ đang muốn thiết lập hoạt động, trong đó cho phép các “Ngân hàng ASEAN đủ tiêu chuẩn” tiếp cận sâu rộng hơn.
Nếu như hiệp định song phương như trên đã được ký kết, các ngân hàng sẽ được hưởng sự đối xử tương tự như các ngân hàng địa phương ở quốc gia mục tiêu. Điều này giúp một ngân hàng nhỏ từ một nước ASEAN có cơ hội mở rộng hoạt động đến một nước ASEAN khác. Điều này cũng sẽ đem lại lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ - những doanh nghiệp đang tìm cách khẳng định bản thân trong khu vực, vì các ngân hàng trong nước sẽ có nhiều khả năng cung cấp hỗ trợ tài chính hơn cho các doanh nghiệp nước mình nếu họ có thể hoạt động vượt ra ngoài biên giới.
Trong khi quá trình vẫn chưa tiến triển, và việc hội nhập ngân hàng khu vực ASEAN này sẽ có lộ trình thời gian muộn hơn so với các lĩnh vực khác trong hội nhập tài chính,và dự kiến sẽ bắt đầu diễn ra trong năm 2020. Ngoài ra, để việc hội nhập ngân hàng khu vực ASEAN đạt được thành công, đầu tiên mỗi nước ASEAN cần phải củng cố các ngân hàng của mình nhằm bảo vệ khu vực khỏi các rủi ro hệ thống có thể xảy ra.
Khó khăn trong hội nhập tài chính ASEAN
Trong ngắn hạn và trung hạn, tốc độ hội nhập tài chính của ASEAN phần lớn sẽ vẫn rời rạc và ngày càng phụ thuộc vào cam kết của từng quốc gia thành viên ASEAN. Vì phần lớn các thủ tục hội nhập đơn giản đã được hoàn thành, tương lai của quá trình hội nhập có thể sẽ phụ thuộc vào khả năng nhượng bộ của từng quốc thành viên. Nguyên tắc đồng thuận của ASEAN khi ra quyết định có thể khiến khu vực này không thể áp dụng được các tiêu chuẩn hài hòa vì có thể quá trình ra quyết định sẽ vấp phải sự phản đối của một vài nước.
Nguồn: ASEAN Breafing
Chia sẻ bài viết qua mạng xã hội: