Số liệu

Tình hình tận dụng ưu đãi thuế quan theo các FTA của Việt Nam năm 2017

11 tháng 05. 2021

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA năm 2017 đạt 33,4 tỷ USD, chiếm 34% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA và tăng 26% so với năm 2016. Tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi tương đối ổn định, tương ứng với kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này.

Trong năm 2017, đã có 764.052 bộ C/O ưu đãi được cấp, với trị giá 37,8 tỷ USD, tăng 26% về trị giá và tăng 25% về số lượng bộ C/O so với năm 2016.

Về kim ngạch tận dụng ưu đãi thuế quan, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đứng đầu với trị giá 9,2 tỷ USD. Tiếp đó là hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc và ASEAN với trị giá lần lượt là 7,6 tỷ USD và 6,5 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O mẫu AI cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ tuy không cao, chỉ đạt hơn 1,8 tỷ USD nhưng có mức tăng trưởng cao nhất là 55% so với 1,2 tỷ USD năm 2016.

Về tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA: Thị trường Chile chiếm tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ VCFTA cao nhất với 69%; đứng tiếp theo là thị trường Hàn Quốc và Ấn Độ với tỷ lệ tận dụng lần lượt là 51% và 48%. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ thị trường Lào (10%) và Campuchia (~0%) không cao do Lào và Campuchia đều là thành viên ASEAN nên doanh nghiệp thường tận dụng ưu đãi trực tiếp từ Hiệp định ATIGA. Tính chung tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA của Việt Nam năm 2017 là 34%, giảm 2% so với năm 2016 (36%). 

Về cơ cấu mặt hàng: Các mặt hàng nông sản của Việt Nam (Chương 01-24) có tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA tốt do hầu hết đều đáp ứng quy tắc xuất xứ thuần túy (WO) đối với nông sản thô hoặc chưa chế biến sâu và quy tắc Hàm lượng Giá trị Khu vực (RVC) hoặc Chuyển đổi mã số HS (CTC) đối với nông sản chế biến.

Bảng tổng hợp tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo các Hiệp định Thương mại của Việt Nam qua các năm được đính kèm dưới đây:

Chia sẻ bài viết qua mạng xã hội: