Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013. Tháng 11/2019, các nước thành viên đã cơ bản hoàn tất đàm phán văn kiện RCEP (trừ Ấn Độ - đã tuyên bố rút khỏi Hiệp định này).
Ngày 15/11/2020, 15 nước thành viên RCEP (trừ Ấn Độ) đã ký kết RCEP. Đến ngày 02/11/2021, đã có 06 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, và 04 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN. Theo đó, Hiệp định RCEP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Tiếp sau đó, RCEP lần lượt có hiệu lực với Hàn Quốc vào ngày 1/2/2022, và có hiệu lực với Malaysia từ 18/3/2022.
Diễn biến đàm phán
8 tháng 6. 2015
Ngày 8/6, tại thành phố Kyoto (Nhật Bản), 16 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đã bắt đầu vòng đàm phán thứ 8 về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm thu hẹp sự khác biệt hướng tới việc đạt được thỏa thuận rộng lớn hơn vào cuối năm nay.
5 tháng 2. 2015
Yonhap đưa tin, ngày 5/2, Chính phủ Hàn Quốc thông báo vòng đàm phán thứ bảy về thỏa thuận tự do thương mại khu vực, được gọi là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), sẽ được tổ chức tại thủ đô Bangkok của Thái Lan từ ngày 9-13/2.
24 tháng 7. 2014
Phiên đàm phán thứ 5 Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác (Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Niu Di-lân, Ôt-xtrây-lia và Trung Quốc) đã diễn ra từ ngày 21 - 27 tháng 4 năm 2014 tại Xinh-ga-po.
24 tháng 7. 2014
Vòng đàm phán thứ 4 về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực của các nước châu Á-Thái Bình Dương, diễn ra từ ngày 31/3 đến 4/4 tại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), tập trung vào các vấn đề giảm thuế, tự do hóa đầu tư và dịch vụ.
Vòng đàm phán lần này có sự tham gia của hơn 500 đại biểu đến từ các quốc gia thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), cùng Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand.
21 tháng 1. 2014
Kyodo đưa tin ngày 21/1, 16 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã bắt đầu vòng ba cuộc đàm phán thương mại tự do với chương trình nghị sự tập trung vào các vấn đề liên quan đến thuế.
24 tháng 5. 2013
Tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) tháng 11/2012, các lãnh đạo trong khu vực đã nhất trí khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). RCEP hướng tới mục tiêu thiết lập một khối thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao gồm 10 thành viên ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
21 tháng 5. 2013
Vòng đàm phán đầu tiên về việc thiết lập Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa 10 nước Đông Nam Á (ASEAN) và sáu nước, gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand, kết thúc hôm 13-5.
21 tháng 5. 2013
Phiên đàm phán thứ nhất Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Niu Di-lân, Ôt-xtrây-lia, Trung Quốc đã diễn ra từ ngày 9 đến 13 tháng 5 năm 2013 tại Bandar Seri Begawan, Brunei.
10 tháng 5. 2013
Mười nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sáu đối tác kinh tế quan trọng của khối là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australiaa, New Zealand và Ấn Độ (còn gọi là ASEAN+6), ngày 9/5 đã bắt đầu vòng đàm phán đầu tiên.
3 tháng 5. 2013
Ngày 26-4, Chủ tịch của Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 22 được tổ chức tại Brunei cho biết vòng đàm phán đầu tiên về Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) sẽ được bắt đầu vào tháng 5 tới.