Tầm nhìn của APEC là thúc đẩy tăng trưởng thông qua hợp tác kinh tế sâu rộng hơn và tăng cường hội nhập trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Sau hơn 10 năm thâm nhập thị trường Campuchia, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã liên doanh đầu tư xây dựng Nhà máy sữa Angkor, nhà máy sữa đầu tiên và duy nhất tại quốc gia hơn 15 triệu dân và có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 7%.
Mặc dù hầu hết các nước ASEAN đang nỗ lực phát triển những lĩnh vực công nghệ cao trong nền kinh tế, nhưng Việt Nam là nước có cơ hội tốt nhất để trở thành thung lũng Silicon trong khu vực, hãng tin Sputniknews của Nga dẫn thông tin từ báo Asian Correspondent cho biết.
Bốn thỏa thuận hợp tác đã được ký kết trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 39, Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào. Đây là những nền tảng cơ bản để hợp tác hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn.
Trong 5 năm tới, mỗi tháng có khoảng 4 triệu người dùng mới, nhưng tất cả các quốc gia trong ASEAN, các DN đang đối diện với 3 thách thức cần phải giải quyết và được coi là những vấn đề khá quan trọng, đó là địa phương hóa dữ liệu, bảo đảm an ninh mạng và bảo đảm tính riêng tư của dữ liệu.
Ngày 9/2, Ủy ban Kinh tế tương lai (CFE), một hội đồng 30 thành viên đứng đầu các cơ quan kinh tế chủ chốt tại Singapore đã công bố một báo cáo bao gồm 7 chiến lược đệ trình lên Thủ tướng Lý Hiển Long để thúc đẩy nền kinh tế nước này tiếp tục tiến lên phía trước.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN thành lập cuối năm 2015 đã cho phép dịch chuyển lao động có tay nghề. Các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong 8 lĩnh vực nghề của ASEAN gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ sư, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch.
Các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… sẽ tiếp tục là trụ cột quyết định tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2017.