Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013. Tháng 11/2019, các nước thành viên đã cơ bản hoàn tất đàm phán văn kiện RCEP (trừ Ấn Độ - đã tuyên bố rút khỏi Hiệp định này).
Ngày 15/11/2020, 15 nước thành viên RCEP (trừ Ấn Độ) đã ký kết RCEP. Đến ngày 02/11/2021, đã có 06 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, và 04 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN. Theo đó, Hiệp định RCEP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Tiếp sau đó, RCEP lần lượt có hiệu lực với Hàn Quốc vào ngày 1/2/2022, và có hiệu lực với Malaysia từ 18/3/2022.
Thông tin liên quan
12 tháng 5. 2019
Thời gian: 8h00 – 11h30 Thứ Năm, 23/5/2019
Địa điểm: Hội trường 1 – Tầng 7, Trụ sở VCCI (Tòa cũ), Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, HN
2 tháng 7. 2018
Ngày 1/7, Hội nghị Bộ trưởng giữa kỳ lần thứ 5 các nước đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã khai mạc tại Tokyo, Nhật Bản.
2 tháng 5. 2018
Hôm 28-4, hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 32 tại Singapore đã bế mạc với tuyên bố chủ tịch ASEAN trong đó kêu gọi sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với số thành viên dự kiến là 16 nước gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand, chiếm 33% GDP toàn cầu và gần 50% dân số thế giới.
2 tháng 5. 2018
Malaysia và Thái Lan tin rằng khối sẽ thu được những lợi ích lớn hơn nếu đạt được thỏa thuận nhanh chóng, ngay cả khi phải loại bỏ một số quốc gia.
13 tháng 9. 2017
Đúng với dự đoán được đưa ra từ trước, tại cuộc đàm phán ở thủ đô Manila (Philippines), các bộ trưởng kinh tế tới từ 16 nước Châu Á - Thái Bình Dương đã thừa nhận sẽ không đạt được thỏa thuận Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong năm nay. Những bất đồng khó thu hẹp làm dấy lên nghi ngại RCEP sẽ có chung “số phận” như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
13 tháng 9. 2017
Các Bộ trưởng kinh tế của 16 nước châu Á-Thái Bình Dương đã thông qua một loạt "yếu tố quan trọng", qua đó định hướng các cuộc đàm phán hướng tới việc thiết lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
4 tháng 8. 2017
Vòng đàm phán mới nhất về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa kết thúc tại thành phố Hyderabad, miền Nam Ấn Độ với một số tiến triển, song các bên vẫn chưa thể tiến tới một thỏa thuận.
1 tháng 6. 2017
Theo phân tích của các chuyên gia từ Trung tâm Thương mại châu Á (Asian Trade Centre) phiên đàm phán thứ 18 của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP 18) diễn ra tại Manila, Philippines (từ ngày 2 -12/5), trong bối cảnh Hiệp định TPP gặp nhiều khó khăn, việc đạt được kết quả cuối cùng vẫn là một mục tiêu thách thức.
4 tháng 5. 2017
Khi TPP đối mặt với nguy cơ bế tắc do sự rút lui của Mỹ, các nước đang đẩy nhanh đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm thúc đẩy tự do thương mại.
17 tháng 4. 2017
Sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gặp trắc trở, Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) dự báo sẽ mang lại những cơ hội rất lớn cho Việt Nam.